Xuất khẩu nông sản lao dốc vì chiến tranh tiền tệ

Xuất khẩu nông sản lao dốc vì chiến tranh tiền tệ

17/09/2015
0
Việc các đồng tiền trên thế giới ồ ạt phá giá thời gian qua đã làm cho giá xuất khẩu các nông sản chính của Việt Nam giảm mạnh so với trước đây.

Việc các đồng tiền trên khiến ồ ạt phá giá thời gian qua đã làm cho giá xuất khẩu các nông sản chính của Việt Nam giảm mạnh so với trước đây.

Ngày 16/9, Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp đã tổ chức hội thảo: “Thương mại nông nghiệp Việt Nam trong biến động kinh tế thế giới”

Chia sẻ tại hội thảo, ông Nguyễn Trung Kiên, Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp khẳng định xuất khẩu ngành nông lâm thủy sản của Việt Nam từ đầu năm 2015 đến nay liên tục sụt giảm.

Theo ông Kiên, Việt Nam là nước có thặng dư thương mại về nông lâm thủy sản nhưng đã trải qua đợt sụt giảm dài bất thường từ tháng 10/2014 đến tháng 2/2015.

Mức phục hồi nhẹ giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 6/2015 không đủ bù để đạt mức thặng dư thương mại. Sau đó, đến giai đoạn tháng 7-8/2015, xuất khẩu nông lâm thủy sản tiếp tục suy giảm.

Thị trường nông sản

Theo thống kê, Trung Quốc là đối tác lớn của một loạt nông sản xuất khẩu của Việt Nam.

Trong 7 tháng đầu năm 2015, Trung Quốc chiếm 36,7% tổng giá trị xuất khẩu gạo; 47% giá trị xuất khẩu cao su; 36,2% giá trị xuất khẩu rau quả và cung cấp đến 55% thuốc trừ sâu và nguyên liệu cho Việt Nam.

Đại diện Viện chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ 4,6% hồi tháng 8/2015 không những dẫn đến những tác động trên thị trường tài chính, mà còn ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam – một ngành vốn đang phụ thuộc lớn vào xuất khẩu sang Trung Quốc.

Trong 3 năm qua, Trung Quốc phá giá sau khi các đồng tiền chính giảm mạnh so với USD. Từ tháng 1/2013- tháng 8/2015, đồng Euro giảm 20%; đồng Yên Nhật giảm 39%; đồng Won Hàn Quốc giảm 11% so với đồng USD.

Đặc biệt, giảm mạnh nhất là đồng tiền của các nước đang phát triển như đồng Real Brazil giảm 72%; đồng Rupiad Indonesia giảm 42%; đồng Ringgit Malaysia giảm 33%; Rupee Ấn Độ giảm 20%; đồng Bant Thái giảm 18%...

Việc phá giá của các đồng tiền trên khiến cho giá xuất khẩu các nông sản chính của Việt Nam giảm mạnh so với trước đây.

Sau khi cuộc chiến tiền tệ được manh nha, giá cà phê giảm mạnh do Brazil và Colombia phá giá tiền gây sức ép đối với xuất khẩu cà phê của Việt Nam.

Cao su cũng chịu ảnh hưởng tương tự khi dự trữ cao su tăng duy trì ở mức cao; giá dầu giảm mạnh khiến nhu cầu cao su của Trung Quốc yếu đã đẩy giá thế giới thấp.

Việt Nam đang cố duy trì lợi thế cạnh tranh xuất khẩu cao su nhờ chi phí thấp, năng suất cao nhưng biên độ giữa giá thành và giá xuất khẩu đang thu hẹp dần.

Đáng chú ý với mặt hàng gạo, giá gạo Việt Nam đang xấp xỉ giá gạo Thái Lan, Ấn Độ ở vùng giá thấp. Việt Nam chiếm thị phần trên 65% nhập khẩu gạo của Trung Quốc năm 2012-2013; giảm xuống 53% năm 2014 và xuống 47% trong 4 tháng năm 2015. Đối thủ của Việt Nam trên thị trường này là Thái Lan, Campuchia và Pakistan.

Trước những diễn biến bất thường của thị trường tiền tệ thế giới, ông Kiên cảnh báo xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng lớn do nguy cơ phá giá mạnh vẫn được dự báo sẽ tiếp diễn.

Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng kinh tế cùng với hành động phá giá mạnh đồng Nhân dân tệ của Chính Phủ Trung Quốc sẽ tạo ra nhiều bất ổn hơn do xuất khẩu nông sản của Việt Nam phụ thuộc lớn vào thị trường này.

Bạch Dương

Ý kiến bạn đọc
Có thể bạn sẽ quan tâm

Tiếp nối " Cà Phê Việt Không Ngon Do Pha Phin"

Theo quan điểm cá nhân tôi xin khẳng định “ Cà phê Việt không ngon do Pha Phin, vì cà phê của chúng ta sẽ pha ngon hơn và không hề thua kém bất kỳ quốc gia nào khi pha bằng Máy pha cà phê chuyên dụng hoặc các dụng cụ khác “Chemex” “ Brew” “Drip” “Mokapot”

Vựa cà phê Robusta lớn nhất Việt Nam

Nếu nhắc đến cà phê robusta được trồng ở đâu ngon và cho chất lượng tốt nhất, thì câu trả lời vẫn là cà phê Robusta Buôn Ma Thuột - Vựa cà phê lớn nhất nước ta hiện nay.

Những cái nhất của ngành cà phê trên thế giới

 Brazil là quốc gia đứng đầu về sản lượng sản xuất hạt cà phê trên thế giới. Nhưng ít ai biết được rằng, người dân nơi đây lại không thường xuyên uống cà phê.

Có bao nhiêu caffeine trong 1 ly cà phê của bạn?

Thông thường, mỗi ly cà phê sẽ chứa khoảng 30-700 mg lượng #caffeine, nhưng trung bình thường nằm ở khoảng 95 mg/ly. Lượng caffeine nhiều hay ít tùy thuộc vào 3 yếu tố chính

Cùng giống hạt nhưng lại cho ra những tách cà phê có hương vị khác nhau?

Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao cùng một giống hạt cà phê nhưng lại cho ra những tách cà phê có hương vị rất khác nhau không? Một trong những yếu tố dẫn đến sự khác biệt ấy đó chính là chế độ rang cà phê.

Cà phê Moka cầu đất đặc biệt như thế nào?

Moka Cầu Đất được nhiều người ví như "nữ hoàng" trong dòng cà phê Arabica bởi mang đến hương vị mùi thơm không đâu sánh bằng, làm say đắm những ai "đã lỡ" thưởng thức vị cà phê này

KẾT NỐI GIAO THƯƠNG - MỞ ĐƯỜNG THĂNG TIẾN

Chương trình là bước đệm để thúc đẩy các doanh nghiệp nước ngoài có thể kết nối giao thương với doanh nghiệp nội địa. Tại đây, các tổ chức, doanh nghiệp được khảo sát về các kênh phân phối bán sỉ và lẻ tại thị trường Singapore. Hội nghị B2B lần này là dịp may hiếm có để thương nhân nước ngoài hiểu rõ hơn về các quy chuẩn, cách hoạt động trong hệ thống bán sỉ và lẻ tại Singapore.

1 Kg cà phê nguyên chất pha được bao nhiêu ly cà phê?

Thông thường 1kg Cà phê đá ANNI COFFEE có thể pha được 2,3-2,5 lít cà phê cốt, tương đương 45-50 ly.

Robusta thì đắng, Arabica thì chua?

Caffeine là một trong những thành phần chính tạo nên vị đắng của cà phê nên hàm lượng caffeine càng cao, cà phê càng đắng

Tách cà phê cappuccino và latte khác nhau như thế nào?

Nếu bạn không thực sự sành về các loại cà phê Ý thì cũng hơi khó để có thể phân biệt vị của Cappuccino và Latte.